HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CẦN LƯU Ý NHỮNG ĐIỀU KHOẢN GÌ? CÁC TRANH CHẤP PHỔ BIẾN THƯỜNG PHÁT SINH KHI THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC
- Khái niệm Đặt cọc
Đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo qui định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015, cùng với các biện pháp bao gồm: (1) Cầm cố tài sản; (2) Thế chấp tài sản; (3) Đặt cọc; (4) Ký cược (thực tiễn giao dịch thường dùng từ “cố nhà”); (5) Ký quỹ; (6) Bảo lưu quyền sở hữu; (7) Bảo lãnh; (8) Tín chấp; (9) Cầm giữ tài sản.
Lưu ý: Phân biệt giữa “cầm cố tài sản” và “cầm giữ tài sản”.
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015).
- Các trường hợp áp dụng biện pháp đặt cọc
- Đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng gồm: Đặt cọc để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán tài sản; giao kết hợp đồng thuê tài sản; hợp đồng sử dụng dịch vụ, …
Thông thường, nếu các bên sử dụng đặt cọc như một biện pháp để đảm bảo giao kết hợp đồng thì các bên sẽ lập riêng một hợp đồng đặt cọc. Hợp đồng đặt cọc sẽ hoàn thành sứ mệnh khi các bên ký kết hợp đồng mua bán/ hợp đồng thuê/ hợp đồng dịch vụ. Nếu các bên không thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê thì hợp đồng đặt cọc trở thành chứng cứ pháp lý để các bên thực hiện các thủ tục pháp lý truy đòi quyền lợi của mình.
- Đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng, gồm: Đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thuê bất động sản (quyền sử dụng đất; nhà ở, công trình xây dựng); đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện xong giao dịch mua bán bất động sản.
Nếu các bên sử dụng đặt cọc như một biện pháp để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì các bên sẽ dành một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng (hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mua bán) để qui định về các nội dung liên quan.
- Các nội dung chính của một hợp đồng đặt cọc nhằm mục đích giao kết hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê bất động sản.
3.1. Thông tin các bên ký kết hợp đồng.
3.2. Giao dịch mà các bên hướng tới
3.3. Đối tượng của giao dịch
3.4. Gía mua bán/ giá cho thuê/ giá dịch vụ
3.5 Tiến độ thanh toán tiền mua bán/ tiền thuê/ tiền dịch vụ
3.6. Các loại thuế, phí, lệ phí có liên quan của giao dịch; trách nhiệm thanh toán phí, thuế của mỗi bên.
3.7 Thời điểm các bên ký hợp đồng mua bán/ hợp đồng thuê/ hợp đồng dịch vụ.
3.8 Trách nhiệm của mỗi bên phải thực hiện để đảm bảo việc ký hợp đồng mua bán/ hợp đồng thuê/ hợp đồng dịch vụ (nếu có).
3.9 Trách nhiệm thực hiện các thủ tục mua bán (nếu có) của các bên.
3.10 Các chế tài (phạt, bồi thường thiệt hại) khi một bên vi phạm hợp đồng đặt cọc.
3.11 Các nội dung khác.
- Một số đặc điểm/ lưu ý của hợp đồng đặt cọc
- Hợp đồng đặt cọc là một hợp đồng dân sự, thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự.
- Hợp đồng đặt cọc không buộc phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Các bên được tự do thỏa thuận các chế tài khác với qui định của Bộ luật Dân sự (nếu không trái pháp luật và đạo đức xã hội).
DỰ ÁN PICITY HIGH PARK QUẬN 12 -PHÁP LÝ MINH BẠCH – YÊN TÂM AN CƯ
Nếu như trước đây, “vị trí, vị trí và vị trí” là yếu tố tiên quyết để khách hàng mua một sản phẩm bất động sản thì giờ đây “pháp lý, pháp lý và pháp lý” lại là ưu tiên hàng đầu.
Các khách hàng dù là đầu tư hay an cư đều mong muốn sở hữu căn hộ có pháp lý đầy đủ – rõ ràng – hoàn chỉnh. Điều này giúp gia chủ tránh được những rủi ro, rắc rối phát sinh khi cần thế chấp, chuyển nhượng.
Chính vì vậy, dự án Picity High Park với pháp lý minh bạch được rất nhiều khách hàng tin tưởng, an tâm lựa chọn.
Chủ đầu tư dự án có đầy đủ giấy tờ pháp lý được cơ quan Nhà nước cấp. Bao gồm:
Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC và cứu hộ cứu nạn;
Quyết định chấp thuận đầu tư dự án;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500;
Giấy phép xây dựng.
Picity High Park – dự án nổi bật quận 12 nói riêng và khu Tây Sài Gòn nói chung.
————————————————–Picity High Park – Khu căn hộ resort đầu tiên và quy mô lớn nhất tại khu Tây TP.HCM
Liên hệ: 0961807027